TO-DO LIST những việc cần làm để phát triển bé mầm non
Năm mới là lúc lập kế hoạch, đặt mục tiêu và hạ quyết tâm (New Year resolutions). Trẻ em sẽ sử dụng thời gian hiệu quả hơn nếu cha mẹ giúp các em lập kế hoạch dài hạn (5 năm), ngắn hạn (1 năm), kế hoạch hàng tuần (thời khóa biểu), và hàng ngày (to-do list).
Việc sống có kế hoạch giúp trẻ quản lý thời gian tốt hơn, cũng như duy trì được những thói quen lành mạnh. Dưới đây là một vài đầu mục công việc mà cha mẹ có thể cân nhắc bỏ vào to-do list hàng ngày cho các em ở nhà:
– Do one kind thing (* hãy làm một việc tốt bụng )
– Do one useful thing (* hãy làm một việc có ích )
– Do one thing to help with housework (* làm một việc nhà )
– Read one book chapter (* đọc một chương sách )
– English speaking time for one hour (* duy trì giờ nói tiếng Anh trong gia đình )
– Exercise for one hour (* Tập thể dục/chơi thể thao/vận động trong 1 giờ )
– Entertain for one hour (* Giải trí trong 1 giờ )
…
1. Do one kind thing: Việc tốt là việc mang lại lợi ích cho người khác. Mỗi ngày làm một việc giúp đỡ người khác sẽ giúp đứa trẻ hướng thiện, và nuôi dưỡng cảm xúc về lòng nhân ái. Chúng ta không hy vọng các bài học đạo đức từ trong sách vở có thể giúp trẻ em có ngay lòng nhân ái, mà điều đó phải được cha mẹ thực hành, và giao cho các em tìm tòi cách thức thể hiện trong cuộc sống thực.
Vô cảm với người khác là một vấn đề lớn với trẻ em khi chúng bị hạn chế trong các tương tác xã hội của cuộc sống hiện đại. Giữ thang máy đợi một người khác, nhặt giùm một món đồ bị rơi, hỏi thăm một người thân đang bệnh… tất cả đều cần có cha mẹ chủ động hướng dẫn.
2. Do one useful thing: Một việc hữu ích là một việc tạo ra cái mới, tạo ra giá trị. Trẻ có thể sử dụng máy tính, nhưng phải học cách làm được một cái video, có thể nghịch dụng cụ sửa chữa nhưng phải sửa được cái ghế, có thể chơi trong bếp nhưng phải làm được một món ăn mới, có thể vẽ vời nhưng phải trang trí được phòng ngủ, phòng khách của riêng mình…
Việc tạo ra một sản phẩm gì đó, dù chưa hoàn hảo, là một bước đầu tiên hướng trẻ tới việc sử dụng thời gian vào những việc có ích, trước tiên là với bản thân mình, thay vì sử dụng cùng thời gian đó nhưng không tạo ra bất cứ thay đổi tích cực nào. Học quá nhiều nhưng không tạo ra được bất cứ thứ gì, dù nhỏ nhất, sẽ cho trẻ thấy việc học tập và cuộc sống không liên quan gì đến nhau, mặc dù chúng ta cần điều ngược lại.
3. Do one thing to help with housework: Việc có người giúp việc trong các gia đình ở đô thị, đôi khi người làm công việc này là chính cha mẹ, ông bà và miễn cho trẻ em không làm việc nhà là một điều bất lợi cho giáo dục trẻ em. Trẻ em của thế hệ trước phải tham gia làm việc nhà, phải trực nhật ở trường lại có điều kiện học hỏi các kỹ năng lao động thực tế. Rất nhiều trẻ em ngày nay phải tham gia các lớp học kỹ năng chỉ để học những thứ như buộc dây, đóng đinh, bơm xe…
Cố giáo sư Văn Như Cương từng nói rằng, việc khoán hết việc nhà cho người giúp việc làm hỏng cả một thế hệ học sinh. Việc trẻ em sống trong nhà nhưng không chia sẻ việc nhà, sống vô cảm như khách trọ là có thật. Là cha mẹ, chúng ta cần giao việc nhà cho trẻ để khắc phục tính “lười biếng tự nhiên”, theo tuổi và khả năng của các em. Ví dụ tưới cây, giặt đồ, lau nhà, dọn dẹp phòng, giặt giày… Trẻ làm việc nhà không có gì tổn hại hết, chỉ tốt cho các em. Những trẻ em tháo vát việc nhà sau này có tiềm năng lãnh đạo, phân công chỉ việc cho người khác làm. Trẻ không tự làm được việc nhà sẽ nhiều khả năng sống phụ thuộc vào người khác.
4. Read one book chapter: Hãy để trẻ đọc nhiều sách giấy để kéo chúng ra khỏi thế giới mạng. Hãy tiết chế truyện tranh và chuyển dần sang truyện chỉ có chữ khi trẻ lớn hơn. Trẻ có kiến thức xã hội kém chủ yếu vì lười đọc. Mỗi ngày đọc trung bình một chương sách là cách giúp trẻ có phông nền kiến thức và văn hóa tổng hợp rộng lớn cho thành công và triết lý sống sau này. Những người đọc ít, đọc những thứ đơn giản cũng thường có cuộc sống hạn hẹp, triết lý sống bị giới hạn, không phong phú.
Đọc mỗi ngày một trang sách, một chương sách nhưng bền bỉ, đều đặn mỗi ngày chính là cách góp một viên gạch mỗi ngày để xây nên một tòa lâu đài đồ sộ. Cũng xin lưu ý là việc coi hài nhảm, đọc báo lá cải, theo dõi showbiz… chẳng mang lại lợi ích gì cho trẻ em, nếu không nói là kéo nhận thức, tiêu chuẩn của trẻ đi xuống.
5. English speaking time for one hour: Hoạt động mỗi ngày 1 giờ nói tiếng Anh trong gia đình phù hợp với những trẻ đang cần học tiếng Anh để sử dụng như một công cụ giao tiếp. Việc học tiếng Anh ở trường sẽ hiệu quả hơn nếu gia đình có thể đưa tiếng Anh vào cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, áp dụng việc này tùy điều kiện và mục tiêu của từng gia đình, không nên quá máy móc. Việc trong gia đình có người không nói được tiếng Anh thì việc khăng khăng áp dụng chính sách này có thể là không phù hợp.
6. Exercise for one hour: Đứa trẻ lanh lợi, thông minh thường là khi chúng ở trong trạng thái sức khỏe tốt. Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày cũng giống như bỏ tiền vô tài khoản tiết kiệm. Chúng ta không biết được khi nào trẻ em cần sử dụng đến tài khoản đó. Dù cha mẹ có nghèo cũng cố gắng cho con được “tài khoản tiết kiệm sức khỏe” thật dồi dào thông qua lối sống năng động, dinh dưỡng khoa học, ngủ ngon và đủ giấc.
7. Entertain for one hour: Trẻ có quyền được giải trí. Thực sự trẻ em cũng cần giải trí để lớn lên khỏe mạnh. Giờ xem phim cả gia đình, giờ đọc sách cả gia đình, bữa ăn cả gia đình, các hoạt động tiệc tùng, lễ hội, đi chơi… là thực đơn cần có cho trẻ mỗi ngày. Một đứa trẻ cân bằng, có học có làm có chơi sẽ học và đạt thành tích tốt hơn một đứa trẻ chỉ có học tối ngày.
Tóm lại, thực đơn
To-do list là thực đơn hàng ngày của từng gia đình mà cha mẹ có thể thiết kế cho trẻ em, hoặc hỗ trợ chúng tự thiết kế nếu là trẻ lớn. Việc làm đầu tiên mỗi ngày là lập một to-do list và kết thúc mỗi ngày là review (đánh giá lại) to-do list là cách quản lý hiệu quả sử dụng thời gian mỗi ngày của trẻ. Có 3 mức trình độ thực hiện của cha mẹ như sau:
– Cấp độ 1 (thấp nhất): làm một danh sách cứng buộc trẻ phải tuân theo
– Cấp độ 2 (trung bình): hướng dẫn trẻ tự làm to-do list phù hợp với mình
– Cấp độ 3 (cao nhất): cha mẹ áp to-do list cho trẻ mà trẻ không hề biết, rất vui vẻ và tự nguyện làm vì tự chúng cảm thấy thích.
Nguồn: Anh Cá heo – Diễn giả Giáo dục
Bài viết trền BabyKing đã tìm hiểu và chắc lọc những công việc trong một ngày cần thiết cho sự phát triển trẻ mầm non, mong các bạn có thể vận dụng vào việc giáo dục con thơ của mình một cách khéo léo nhất.
Nếu bạn có nhu cầu mua sắm đồ chơi cho bé gia đình hay đồ chơi cho khu vui chơi trẻ em, đồ chơi cho trường mầm non, .. thì vui lòng liên hệ BabyKing.
-
Tư vấn qua ZALO: 0868 997 369 Ms. Bình
-
Website: thietbimamnon.vip
-
Địa chỉ: A3/14 Đường 1B, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, Tp.HCM.